Talking to Children About Autism (Vietnamese)

Reframing Autism Autistic Children Education... 1024 X 576px

1. Chuẩnbị bằng cách bình thường hóa nhữngkhác biệt

Hòa nhập thực sự diễn ra khi những khác biệt của mọi người được coi là bình thường.

Khi chúng ta coi khác biệt và ‘bình thường’ là như nhau, hãy nói với con chúng ta rằng chúng bị Tự Kỷ (hay, thực tế là, nói với anh chị em hoặc anh chị em họ hay bạn cùng trang lứa của con hoặc bất kỳ ai khác về Chứng Tự Kỷ), điều có thể được coi là một phần trong tính đa dạng tự nhiên của tình trạng con người.

Chứng Tự Kỷ chỉ là một sự khác biệt tự nhiên như bao điều khác.

2. Bìnhthường hóa nhữngkhác biệt về thể chất

Bắt đầu bằng cách chỉ ra rằng những khác biệt về thể chất là bình thường.

Trước khi con quý vị sẵn sàng lắng nghe về những khác biệt của bộ não, là điều vốn trừu tượng và khó hình dung, hãy bắt đầu bằng cách giúp con nhận biết, bình thường hóa và chấp nhận những khác biệt về thể chất, bao gồm cả những khuyết tật về thể chất.

3. Bìnhthường hóa nhữngkhác biệt của bộ não

Mỗi bộ não đều suy nghĩ, nhận thức, cảm nhận và vận hành khác nhau.

Bình thường hóa những khác biệt về bộ não của chúng ta (thú vui, sở thích và điều không thích, thiên hướng tự nhiên, nhận thức cảm tính, sở thích giao tiếp của chúng ta) là rất quan trọng.

Kết nối những khác biệt đó với sự phong phú của con người cũng vậy: chúng ta cần các nghệ sĩ và kiến trúc sư, nhạc sĩ và nhà toán học của chúng ta, để biến thế giới trở thành nơi tuyệt vời như vốn có.

Những khác biệt không chỉ là bình thường mà còn rất quan trọng.

4. Khámphá thế mạnh

Mỗi người, dù cho nhu cầu hỗ trợ và giao tiếp ra sao, đều có những năng khiếu và thế mạnh.

Mỗi người đều có những thế mạnh và năng khiếu khác nhau để thể hiện.

Hãy khám phá những thế mạnh riêng của quý vị, gia đình và con quý vị.

Mọi người mạnh về điểm gì?

Từ đâu mà điểm mạnh xuất hiện và phát triển?

5. Khámphá những thách thức

Mỗi người đều có những thách thức và lĩnh vực mà họ cần được hỗ trợ nhiều hơn cho dù họ có đủ năng lực đến mức nào.

Một cách để tiếp cận cuộc thảo luận về những thách thức là nhận ra những sai lầm của mình, nói lời xin lỗi khi đã được kiểm chứng, có thể mắc sai lầm và chỉ ra những thách thức của chính mình khi chúng nảy sinh.

Sau đó, quý vị có thể hỗ trợ con mình làm điều đó cho chính bản thân chúng.

Những thách thức là yếu tố cơ bản đối với sự nhận dạng của con quý vị cũng như những thế mạnh của chúng.

Xác định, đặt tên và tận dụng thế mạnh tạo ra một bước đệm tích cực đối với căng thẳng và xây dựng khả năng phục hồi.

6. ‘Cuộctròchuyện kiểu Tự Kỷ’

Chứng Tự Kỷ chỉ là một cái tên để mô tả một số thế mạnh, thách thức và sự khác biệt về não bộ của một người.

Mỗi người đều khác nhau về thể chất, mỗi người đều khác nhau về mặt thần kinh, mỗi người đều có thế mạnh khác nhau, và mỗi người đều có những thách thức khác nhau.

Tuy nhiên… có những người lại có thế mạnh và thách thức cũng như sự khác biệt về bộ não tương tự như con quý vị.

Những người có bộ não ‘khác biệt tương tự’ như con quý vị đều là người Tự Kỷ. Cộng đồng Người Tự Kỷ là một gia đình mới của những người ‘chung hệ thần kinh’, nơi con quý vị thuộc về

Share:

  • facebook
  • twitter
  • linkedin

Related resources

View all
Flag Group

Always was, always will be Aboriginal land.

The Reframing Autism team would like to acknowledge the Traditional Owners of the lands on which we have the privilege to learn, work, and grow. Whilst we gather on many different parts of this Country, the RA team walk on the land of the Birpai, Awabakal, Wattamattagal, Whadjak, Amangu, Bunurong and Kaurna Yarta peoples.

We are committed to honouring the rich culture of the Aboriginal and Torres Strait Islander peoples of this Country, and the diversity and learning opportunities with which they provide us. We extend our gratitude and respect to all Aboriginal and Torres Strait Islander peoples, and to all Elders past, present, and emerging, for their wisdom, their resilience, and for helping this Country to heal.

Join us on the journey to reframe how society understands Autism